Skip to main content

Đạo diễn được biết đến như là người định hình toàn bộ quy trình sản xuất và góp phần quyết định mọi khía cạnh của một bộ phim. Họ “hô biến” kịch bản trở thành những thước phim thú vị, hấp dẫn và đầy xúc cảm. Vậy đạo diễn là gì? Công việc của một đạo diễn trên set quay như thế nào? Những thông tin do filmmaking cung cấp dưới đây sẽ hữu ích cho bạn.

Đạo Diễn Là Gì
Đạo diễn đóng vai trò lãnh đạo trong quá trình thực hiện dự án phim

Đạo diễn là gì? Đạo diễn tiếng anh là gì?

Như một người nghệ sĩ của bức tranh điện ảnh, đạo diễn đóng vai trò không thể thiếu trong việc tạo ra các tác phẩm nghệ thuật đầy sức mạnh và ảnh hưởng. Vậy đạo diễn là gì? Đạo diễn tiếng anh là gì?

Đạo diễn (hay còn gọi với những cái tên director, filmmaker) là người chịu trách nhiệm đưa tất cả các yếu tố của một tác phẩm nghệ thuật lên màn ảnh. Khác với nhà sản xuất, người đạo diễn là người đặt nền móng cho toàn bộ dự án nghệ thuật. Họ đưa ra quyết định về cách thể hiện tâm hồn và thông điệp của tác phẩm. Điều này đòi hỏi khả năng lãnh đạo, tư duy sáng tạo và kiến thức kỹ thuật mạnh mẽ. 

Phân loại đạo diễn phim

  • Đạo diễn phim truyền hình, series, reality show và các loại chương trình khác. Với thể loại phim này, định dạng thời gian và ngân sách có sự hạn chế đòi hỏi đạo diễn có sự “cân đo đong đếm” hiệu quả.
  • Đạo diễn phim tài liệu khám phá các hiện thực xã hội, lịch sử hoặc các chủ đề quan trọng. Câu chuyện đòi hỏi sự chân thực và cảm xúc.
  • Đạo diễn phim hoạt hình, bao gồm hoạt hình 2D, 3D và stop-motion.

Vai trò của đạo diễn trong đoàn phim

Người đạo diễn có vai trò quyết định đến thành công hoặc thất bại của một bộ phim. Họ là người đứng sau màn trình diễn của diễn viên, họ chỉ đạo cách dàn cảnh, và họ làm cho từng khung hình trở nên sống động, hấp dẫn. Với một tâm hồn nghệ sĩ và tầm nhìn sáng tạo, họ biến các ý tưởng trên giấy thành hiện thực trên màn ảnh.

Dù việc sản xuất phim có sự tham gia của nhiều người, tiếng nói sáng tạo của đạo diễn vẫn tỏa sáng qua quy trình sản xuất, giúp tạo ra những tác phẩm độc đáo và ấn tượng. Bởi vì đạo diễn tham gia vào mọi quá trình xây dựng một bộ phim và có thể kiểm soát mọi thứ. Họ can thiệp vào quá trình hậu kỳ của sản xuất phim, quyết định phiên bản cuối cùng của bộ phim như thế nào. Họ còn sản xuất, viết kịch bản hoặc biên tập phim và được coi là “tác giả” hoặc một trong những tác giả của phim.

Thu nhập của đạo diễn có cao không?

Một số nguồn tin cho thấy mức lương của đạo diễn là 20 – 25 triệu/tháng và con số này có thể lên đến hàng tỷ đồng cho mỗi tác phẩm phim nếu đạo diễn đó tạo được những bộ phim thực sự chất lượng và được công chúng đón nhận. Ngoài ra, tùy thuộc vào quy mô và tính chất dự án, đạo diễn có thể được trả theo hợp đồng hoặc lương cố định.

Một đạo diễn nổi tiếng và có kinh nghiệm thường có khả năng đòi hỏi mức lương cao hơn, và họ cũng có cơ hội chia sẻ lợi nhuận từ dự án nếu họ có vai trò là một trong những nhà đầu tư. Một số đạo diễn cũng đảm nhận các vai trò bổ sung như nhà sản xuất hoặc biên kịch, từ đó tăng thu nhập của họ.

Đạo diễn làm gì? Mô tả công việc của đạo diễn

Công việc của đạo diễn khi làm phim bao gồm nhiều nhiệm vụ khác nhau, nhưng tất cả đều hướng tới mục tiêu chung là tạo ra một tác phẩm điện ảnh hoặc truyền hình ấn tượng. Vậy nhiệm vụ của đạo diễn là làm gì?

Chọn kịch bản

Đầu tiên, đạo diễn phải lựa chọn kịch bản từ các biên kịch hoặc có thể tham gia vào quá trình viết kịch bản. Đây là bước quan trọng để xác định nội dung và tầm nhìn của bộ phim. Đạo diễn cần cân nhắc kịch bản dựa trên nhiều yếu tố như:

  • Xác định liệu tác phẩm có khả năng thể hiện được thông điệp, cảm xúc rõ ràng và ý nghĩa hay không?
  • Đánh giá mức độ khả thi của kịch bản
  • Có đủ nguồn lực để thực hiện dự án hay không?
  • Đối tượng khán giả hướng đến là ai?
  • Kịch bản liệu có phù hợp với thương hiệu cá nhân của đạo diễn hay không?
  • Tiềm năng thương mại của kịch bản sau khi làm thành phim ra sao? Liệu có thể kiếm được nhiều lợi nhuận không?

Tập hợp ekip làm phim

  • Đạo diễn phải xác định những nhân tố cần thiết cho ekip, bao gồm: Quay phim, trang điểm, đạo cụ, đội hậu cần, phục trang và nhiều người khác. Đạo diễn có thể làm việc với người trưởng nhóm của từng bộ phận để đảm bảo họ có kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết.
  • Lên lịch làm việc chi tiết cho mọi thành viên trong đội làm phim, bao gồm thời gian và địa điểm quay phim và các công việc khác liên quan đến sản xuất.
  • Đạo diễn quản lý tài nguyên như máy quay, thiết bị kỹ thuật và vật liệu cần thiết cho việc quay phim.

Tuyển chọn diễn viên (Casting)

Lựa chọn diễn viên phù hợp với vai diễn và kịch bản là quan trọng. Đạo diễn phải thực hiện buổi thử vai và thể hiện sự tương tác giữa diễn viên để chọn ra đội hình diễn viên tốt nhất cho bộ phim. Quy trình bao gồm:

  • Xác định yêu cầu của các vai diễn trong kịch bản (tính cách, ngoại hình và kỹ năng cụ thể)
  • Lập danh sách diễn viên tiềm năng dựa trên kinh nghiệm và danh tiếng của họ.
  • Đạo diễn tổ chức buổi thử vai, nơi các diễn viên sẽ đến để thể hiện khả năng diễn xuất của họ.
  • Đạo diễn đánh giá mức độ các diễn viên tương tác với nhau trong buổi thử vai. Sự tương tác này có thể ảnh hưởng đến hiệu suất trong bộ phim.
  • Lựa chọn đội hình diễn viên dựa trên buổi thử vai.

Chi tiết tham khảo: Casting Là Gì? Quy Trình Casting Phim Chuẩn Dành Cho Đạo Diễn

Chỉ đạo làm phim

  • Dàn cảnh, quyết định góc quay, vị trí của máy quay,  ánh sáng, âm thanh và cách diễn viên di chuyển trong không gian.
  • Dàn dựng cảnh quay và đảm bảo rằng mọi người hiểu rõ kịch bản, những gì cần thực hiện trong cảnh.

Chỉ đạo diễn xuất

  • Hướng dẫn diễn viên về cách thể hiện nhân vật bao gồm cảm xúc, cử chỉ và diễn xuất phù hợp với tình huống trong cảnh.
  • Lắng nghe ý kiến của diễn viên và sáng tạo ra không gian cho họ để đóng góp ý kiến và cảm xúc riêng.

Hậu kỳ

Sau khi quay phim, đạo diễn tiếp tục làm việc với các biên kịch, đoàn làm phim, và kỹ thuật viên trong quá trình dựng phim. Công việc này bao gồm chỉnh sửa, tráng phim, sắp xếp, chỉnh âm nhạc, hiệu ứng, và kỹ xảo để tạo ra bản cắt cuối cùng của bộ phim.

Những tố chất nên có của một đạo diễn chuyên nghiệp

Những tố chất nên có của một đạo diễn chuyên nghiệp bao gồm:

Khả năng giao tiếp và kể chuyện tốt

Đạo diễn phải là người biết truyền đạt ý tưởng và tầm nhìn của họ một cách rõ ràng và thuyết phục. Khả năng giao tiếp xuất sắc giúp họ tương tác hiệu quả với diễn viên, ekip làm phim, và các đối tác khác. Ngoài ra, kỹ năng kể chuyện tốt giúp đạo diễn tạo ra các tác phẩm có nội dung hấp dẫn và thú vị.

Khả năng lãnh đạo và quản lý con người

Đạo diễn đóng vai trò lãnh đạo trong quá trình sản xuất. Họ phải có khả năng quản lý đội làm phim, đưa ra quyết định nhanh chóng, và tạo ra môi trường làm việc tích cực. Lãnh đạo mạnh mẽ giúp đảm bảo rằng mọi người đang làm việc theo hướng mục tiêu chung và tập trung vào tạo ra tác phẩm xuất sắc.

Khả năng tư duy sáng tạo

Đạo diễn cần có khả năng tư duy sáng tạo để đưa ra các ý tưởng mới và độc đáo cho tác phẩm của họ. Sự sáng tạo giúp họ tạo ra những cảnh quay độc đáo, cách dàn dựng mới mẻ, và tạo ra tác phẩm nghệ thuật nổi bật. Tư duy sáng tạo cũng giúp họ giải quyết các vấn đề phức tạp trong quá trình sản xuất.

Khiếu thẩm mỹ tốt

Đạo diễn cần có khiếu thẩm mỹ tinh tế để tạo ra một bộ phim hoặc tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt và sâu sắc. Khả năng lựa chọn góc quay, ánh sáng, màu sắc, âm thanh, và cách dàn dựng là tất yếu để tạo nên một tác phẩm đầy ấn tượng. Khiếu thẩm mỹ tốt giúp đạo diễn tạo ra những tác phẩm độc đáo và đáng nhớ.

10 lời khuyên khi chỉ đạo diễn viên dành cho đạo diễn

Hãy nhớ những điều sau khi làm việc với diễn viên trên phim trường:

  • Hiểu rõ về diễn viên mà bạn đang làm việc bằng cách tìm hiểu thông tin về họ hay liên hệ với các đạo diễn khác đã làm việc với họ trước đó. Điều này giúp bạn hiểu về cách họ làm việc và thế mạnh của họ.
  • Giúp diễn viên hiểu rõ bức tranh toàn cảnh của phim. Nếu họ sẵn lòng, hãy cho họ biết về tất cả tài liệu liên quan đến bộ phim thay vì chỉ là những tài liệu phục vụ cho cảnh quay của họ.
  • Tạo môi trường làm việc thoải mái và tôn trọng bằng cách thấu hiểu diễn viên, không hét to, không tạo ra những căng thẳng không cần thiết.
  • Linh hoạt trong quá trình chỉ đạo cảnh quay, luôn chuẩn bị dự phòng cho những sự cố nếu cảnh quay không diễn ra theo ý của bạn.
  • Để cho diễn viên có không gian làm việc riêng khi máy bắt đầu quay. Sẽ tốt hơn nếu để diễn viên chủ động nắm quyền kiểm soát vai diễn của họ thay vì luôn chỉ đạo từng thứ nhỏ nhặt.
  • Đừng để diễn viên phải chờ đợi
  • Hãy thẳng thắn nếu bạn muốn diễn viên thực hiện một điều gì đó khác cho vai diễn của họ. Tử tế nhưng thẳng thắn và trung thực về những gì bạn muốn.
  • Tránh việc điều hướng đến kết quả. Ví dụ, đừng nói với diễn viên rằng bạn muốn họ phải khóc ở cuối cảnh. Nếu diễn viên chỉ nghĩ về kết quả thì điều này có thể ngăn họ diễn xuất một cách tự nhiên. Thay vào đó, hãy nói “Tôi muốn khán giả cảm nhận ___ .”
  • Hãy chú ý đến nhu cầu của diễn viên.
  • Lắng nghe những trực giác của diễn viên. Nếu một phần trong kịch bản không hợp lý và diễn viên gặp khó khăn, xem xét việc sửa đổi nội dung.”

Làm đạo diễn có khó không?

Nghề đạo diễn thực sự là một ngành nghề khó khăn và đầy thách thức. Theo chia sẻ từ đạo diễn trẻ Ngọc Hùng, học đạo diễn là như việc học vai trò của người tổng chỉ huy, đòi hỏi khả năng nhìn tổng thể về mọi khía cạnh của một tác phẩm nghệ thuật.

Thực tế khắc nghiệt cho thấy, nhiều người tốt nghiệp khóa đạo diễn nhưng chỉ một số ít thực sự theo đuổi và gắn bó với nghề. Điều này có thể khẳng định rằng nghề đạo diễn không dành cho tất cả mọi người. Rất nhiều đạo diễn dù đã ra nghề cả chục năm vẫn không thể có được một bộ phim của riêng mình. Việc kiên trì, nhẫn nại và nỗ lực nâng cấp mọi khía cạnh của bản thân để theo đuổi nghề là điều quan trọng.

Nghề đạo diễn và thị trường phim Việt Nam

Nghề đạo diễn ở thị trường phim Việt Nam là một lĩnh vực thú vị nhưng cũng đầy thách thức. Để thành công, đạo diễn cần sự sáng tạo, kiến thức kỹ thuật, tạo hình, năng khiếu và tố chất, cùng với khả năng tự thân vận động và thích ứng với môi trường đang thay đổi. Để có thể nhanh chóng hoàn thiện những điều này, việc học là điều rất quan trọng. Điều đáng buồn ở thị trường phim Việt là không phải ai cũng thực sự dày dặn kiến thức và kỹ năng khi làm nghề, dẫn đến một thực trạng là có nhiều “phim rác” ra đời.

Vậy bạn nên làm gì để trở thành một đạo diễn chuyên nghiệp và thực sự mang lại những thước phim giá trị?

Việc học tập và trau dồi kỹ năng làm nghề có lẽ chính là điều tiên quyết. Ngoài học tập từ sách vở, tư liệu, báo chí,… bạn cũng nên học hỏi kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng từ những chuyên gia trong nghề. Việc tham gia vào những liên quan đến điện ảnh, đạo diễn, kịch bản viết và các kỹ thuật sản xuất phim được xem là biện pháp hiệu quả hiện nay giúp bạn nhanh chóng tiến bộ.

Trong đó, khóa học đạo diễn của NSƯT Bùi Tuấn Dũng sẽ mang đến cho bạn những điều bạn thực sự cần và góp phần định hướng “lối đi” rõ ràng cho những ai vẫn đang loay hoay với nghề. Nhiệm vụ chính của người đạo diễn là kể câu chuyện làm sao để chạm đến cảm xúc của khán giả.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách kể câu chuyện hấp dẫn, độc đáo và chính [KHÓA HỌC ĐẠO DIỄN] của NSƯT Bùi Tuấn Dũng sẽ giúp bạn tiếp cận, trau dồi chúng trong thời gian nhanh chóng nhất.

Đến với khóa học, bạn nắm được cách tiếp cận, kiểm soát và đưa ý tưởng đến được với khán giả, nhà sản xuất, nhà đầu tư,… Được biết, NSƯT Bùi Tuấn Dũng được biết đến như là một trong những đạo diễn xuất sắc thành danh khi ở độ tuổi còn trẻ. Cho đến nay, ông đã có 23 năm kinh nghiệm trong nghềcùng loạt dự án phim ấn tượng như: Đường Thư, Những Người Viết Huyền Thoại, Bình Minh Phía Trước, Thầu Chín Tại Xiêm, Khúc Mưa,…

Tham khảo thêm: Học Đạo Diễn Ở Đâu? Lựa Chọn Hiệu Quả Với Chi Phí Tốt Nhất

Thông tin trên đã giải đáp đạo diễn là gì và nhiệm vụ của họ trên set quay. Như vậy, trong thế giới điện ảnh, đạo diễn đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu. Họ không chỉ là người chỉ đạo chính trong quá trình sản xuất phim, mà còn là người nắm giữ tầm nhìn và cố vấn nghệ thuật của tác phẩm. Họ đảm bảo rằng mọi yếu tố trong phim hoạt động hài hòa để tạo ra một tác phẩm hoàn hảo.

Chào mừng bạn đến với Filmmaking! Tôi là Huyền Khánh, một sinh viên trường Sân Khấu Điện Ảnh. Nghệ thuật luôn tồn tại xung quanh chúng ta và không dành riêng cho bất kì một ai. Vì thế nên tôi ở đây, chia sẻ cho các bạn những kiến thức hữu ích về nghề mà tôi có được trong suốt hành trình của mình.