Skip to main content

Trước khi được ra mắt công chúng, mỗi bộ phim đều phải trải qua một quá trình kiểm duyệt gắt gao và kỹ lưỡng. Với tiêu chuẩn đánh giá và phân loại chặt chẽ, hệ thống phân loại phim của MPAA đảm bảo rằng các bộ phim được xếp loại một cách công bằng và phù hợp với từng độ tuổi. Vậy hệ thống phân loại phim của MPAA là gì? Cách thức hoạt động như thế nào? 6 cách phân loại phim của MPAA & ý nghĩa như thế nào? Hãy tìm hiểu cùng filmmaking.vn!

Hệ Thống Phân Loại Phim Của MPAA
Hệ Thống Phân Loại Phim Của MPAA

Hệ thống phân loại phim của MPAA là gì?

Hệ thống phân loại phim của MPAA (Motion Picture Association of America) là một hệ thống được sử dụng để đánh giá độ phù hợp của phim đối với các khán giả ở Hoa Kỳ. Hệ thống này được áp dụng bởi các hãng phim lớn tại Hollywood và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Hệ thống xếp hạng phim này thường được sử dụng bởi các bậc cha mẹ tại Hoa Kỳ để quyết định xem một bộ phim có thích hợp cho trẻ nhỏ hay không. Đồng thời, đây cũng là nguồn cung cấp thông tin về loại nội dung mà khán giả có thể mong đợi trong bộ phim. Đặc biệt, điều này cũng giúp các nhà làm phim và nhà phân phối biết rõ đối tượng khán giả của họ là ai.

Hệ thống phân loại phim của MPAA bắt đầu như thế nào?

Năm 1922, một thời kỳ mới đầy thách thức cho ngành công nghiệp điện ảnh đang nở rộ tại Hoa Kỳ và người dân đổ xô ra rạp để xem những bộ phim được chiếu. Nhận ra tiềm năng này, Hiệp hội các nhà sản xuất và phát hành phim Hoa Kỳ (The Motion Picture Producers and Distributors of America – MPPDA) đã ra đời. Họ không muốn chính phủ can thiệp quá nhiều vào việc kiểm duyệt nội dung. Họ thuyết phục các nhà làm phim tự kiểm duyệt tốt hơn thay vì để chính phủ thực hiện nhiệm vụ này với một hệ thống liên bang. Từ việc tự kiểm duyệt này, năm 1945, MPPDA đổi tên thành Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ (Motion Picture Association of America – MPAA), nhưng mục tiêu vẫn không đổi. MPAA tiếp tục ảnh hưởng đến mọi bộ phim được phát hành, đánh dấu một sự thay đổi quan trọng trong ngành điện ảnh.

Lợi ích của hệ thống phân loại phim của MPAA

Hệ thống phân loại phim của MPAA không chỉ là một bộ quy tắc khô khan mà nó mang theo những lợi ích vô cùng quan trọng, có thể kể đến như: Hệ thống phân loại phim của MPAA giúp bạn biết trước về khái quát nội dung của bộ phim và quyết định xem liệu nó có phù hợp với mình hay không. Điều này giúp tránh được những bất ngờ không mong muốn trong rạp. Hệ thống phân loại phim của MPAA đặt ra các xếp hạng như G và PG giúp bảo vệ trẻ em khỏi nội dung không thích hợp cho độ tuổi của chúng. Cha mẹ có thể dễ dàng quyết định xem một bộ phim có phù hợp cho con cái hay không. Hệ thống phân loại phim của MPAA giúp các nhà làm phim và nhà phân phối hiểu rõ đối tượng khán giả của họ, từ đó thiết kế và quảng bá bộ phim một cách hiệu quả. Tạo điều kiện thích hợp cho các bộ phim mang nội dung táo bạo. Điều này khuyến khích sự sáng tạo và đa dạng trong ngành điện ảnh. Duy trì sự cân bằng giữa việc bảo vệ quyền tự do diễn đạt và tránh những sự can thiệp quá mức từ chính phủ hoặc xã hội.

Tham khảo thêm: Casting Là Gì? Quy Trình Casting Phim Chuẩn Dành Cho Đạo Diễn

Chi tiết về hệ thống phân loại phim của MPAA

Các MPAA phân loại phim thường được cung cấp cho hầu hết các bộ phim tại rạp và đôi khi sẽ đi kèm với các mô tả nhằm chỉ ra loại nội dung có thể xuất hiện trong bộ phim. Dưới đây là 6 loại phim do MPAA phân loại phim theo độ tuổi.

Hạng G (General Audiences):  là loại phim dành cho mọi lứa tuổi. Mọi đối tượng từ người lớn đến trẻ con có thể đến rạp và xem phim mà không cần phải lo lắng. MPAA yêu cầu các phim xếp hạng G không nên có cảnh nóng, không liên quan đến sử dụng chất kích thích và không thể hiện yếu tố bạo lực chân thực.

Hạng PG (Parental Guidance): là loại phim cần sự hướng dẫn của phụ huynh khi xem. Những bộ phim này có thể có các yếu tố nhạy cảm xuất hiện như: Hình ảnh không phù hợp với trẻ em, lời lẽ thô tục, các yếu tố bạo lực. Tuy nhiên, chất kích thích & các cảnh nóng không được xuất hiện.

Hạng PG-13 (Parental Guidance-13): là loại phim không phù hợp cho trẻ dưới 13 tuổi. Nội dung phim có thể xuất hiện bạo lực với tần suất cao (tuy nhiên không quá máu me). Những cảnh nude gợi cảm kích thích  và lời lẽ thô tục ít xuất hiện.

Hạng R (Restricted): là loại phim hạn chế đối tượng xem, không dành cho người dưới 17 tuổi. Loại phim này thường có tần suất về ngôn ngữ thô tục và yếu tố bạo lực cao, cùng với nhiều cảnh nóng nhạy cảm và sử dụng chất kích thích.

Hạng NC-17: là loại phim đậm chất người lớn, không bán vé cho đối tượng dưới 18 tuổi vì có nội dung người lớn quá nhiều và có thể gây căng thẳng. MPAA đánh giá theo giả thuyết rằng phần lớn phụ huynh không muốn con mình xem những nội dung này mà không có ai giám sát.

Phim chưa được phân loại: là loại phim mà MPAA chưa xét duyệt. Mặc dù chưa có xếp hạng, nhưng nó có thể đã được chấp thuận để công chiếu và quảng cáo sẽ chỉ rõ đối tượng xem phù hợp (xanh cho tất cả khán giả, đỏ chỉ dành cho người lớn). Nên lưu ý rằng các bộ phim này có thể chứa nội dung đặc biệt và việc xem xét trước là quan trọng. Các rạp phim có thể từ chối chiếu những bộ phim chưa được xét duyệt.

Tham khảo thêm: The Motion Picture Association film rating system 

Cách MPAA phân loại phim như thế nào?

Quá trình xếp hạng một bộ phim theo hệ thống phân loại MPAA là một quá trình kỹ lưỡng và được xem xét một cách cẩn thận. Từ ngôn ngữ, hình ảnh đến nội dung đều được kiểm tra để đảm bảo tuân thủ quy định và tiêu chuẩn của MPAA. Mặc dù MPAA chưa từng xuất bản bất cứ tài liệu nào chỉ dẫn chi tiết về cách phân loại phim. Tuy nhiên dựa trên những bộ phim được hệ thống có thể biết cách MPAA phân loại phim như: 

Ngôn Ngữ: Nếu một bộ phim sử dụng các từ tục tĩu như “fuck” từ một tới ba lần, phim này bắt đầu có khả năng bị xếp loại PG-13. Lời lẽ này có thể chỉ là lời chửi thề, không liên quan đến chuyện tình dục. Ví dụ, phim Be Cool bị xếp loại PG-13 vì từ “fuck” chỉ xuất hiện hai lần trong một cảnh.

Chất Kích Thích: Khi phim có các cảnh sử dụng chất ma túy, ngay cả những loại nhẹ như cần sa, phim có thể bị xếp loại tối thiểu là PG-13 hoặc nặng hơn. Ví dụ, phim Whale Rider được xếp loại vào PG-13 vì có cảnh sử dụng chất kích thích thoáng qua.

Hình Ảnh Khỏa Thân, Cảnh Nóng: Phim có cảnh khỏa thân dễ dàng bị xếp loại R. Thậm chí cảnh thoáng qua về khỏa thân có thể ảnh hưởng đến xếp loại của phim. Ví dụ, phim Lạc lối ở Tokyo có một cảnh khỏa thân ngắn và dù chỉ thoáng qua, nhưng phim vẫn bị xếp loại R.

Nội Dung Đồng Tính: Phim có nội dung đồng tính thường bị xếp hạng khắt khe hơn. Thậm chí nếu có nội dung đồng tính thoáng qua, phim có thể bị xếp là mức R. Nếu có cảnh thân mật giữa người cùng giới, phim có thể bị xếp hạng NC-17. Ví dụ, phim Brokeback Mountain nói về mối tình đồng tính giữa hai người đàn ông. Phim này bị xếp hạng R vì nội dung đồng tính và cảnh thân mật giữa các nhân vật nam.

Nội Dung Bạo Lực: Hệ thống MPAA đặc biệt quan tâm đến cảnh bạo lực và sự xuất hiện của máu trong phim. Cách đo lường thời gian và lượng máu có thể ảnh hưởng đến xếp loại. Ví dụ, phim Scream ban đầu bị xếp loại NC-17 vì hình ảnh bạo lực kinh dị. Tuy nhiên, sau khi nhà sản xuất cắt bớt một số cảnh máu, phim được xếp hạng R.

Tuy nhiên, hệ thống phân loại phim của MPAA cũng đối mặt với một số chỉ trích và tranh cãi. Một số người cho rằng hệ thống không rõ ràng và không công bằng. Các tiêu chuẩn xếp loại có thể thay đổi theo thời gian và dựa vào ý kiến của một nhóm nhỏ các người đánh giá. Điều này có thể tạo ra sự không thống nhất trong việc xếp loại các bộ phim, và có thể dẫn đến tranh cãi về tính công bằng và sự kiểm duyệt của MPAA.

Ý nghĩa của hệ thống phân loại phim MPAA

Giúp cha mẹ lựa chọn phim phù hợp cho con. Hỗ trợ nhà làm phim tạo ra tác phẩm phù hợp với đối tượng khán giả. Góp phần bảo vệ trẻ em khỏi nội dung không phù hợp.

Dù có sự phê phán và tranh cãi xung quanh hệ thống phân loại phim của MPAA, quá trình này vẫn là một phần quan trọng của ngành công nghiệp điện ảnh Hoa Kỳ. Việc xếp hạng giúp khán giả biết được nội dung của phim trước khi xem và cho phép cha mẹ quyết định liệu phim có phù hợp cho con cái họ hay không.Tham khảo thêm tin tức về vũ trụ điện ảnh tại đây để biết thêm thông tin chi tiết!

Tham khảo thêm: Các Góc Máy Trong Quay Phim Đạo Diễn Chuyên Nghiệp Cần Biết

 

 

Chào mừng bạn đến với Filmmaking! Tôi là Huyền Khánh, một sinh viên trường Sân Khấu Điện Ảnh. Nghệ thuật luôn tồn tại xung quanh chúng ta và không dành riêng cho bất kì một ai. Vì thế nên tôi ở đây, chia sẻ cho các bạn những kiến thức hữu ích về nghề mà tôi có được trong suốt hành trình của mình.