Skip to main content

Đằng sau mỗi bộ phim hấp dẫn đều tồn tại một kịch bản thú vị và ý nghĩa, có thể coi là  trái tim và tâm hồn của bộ phim. Những câu chuyện ấn tượng cùng với sức lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đã mang đến nhiều cảm xúc cho khán giả. Vậy kịch bản là gì? Khi xây dựng kịch bản cần chú trọng đến những nguyên tắc nào? Thông tin giải đáp dưới đây bởi filmmaking.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

Kịch Bản Là Gì
Kịch bản hay là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng của phim

Kịch bản là gì? Kịch bản tiếng Anh là gì?

Kịch bản được xem là cơ sở để hướng dẫn quá trình sản xuất, bao gồm việc ghi hình đến diễn xuất của diễn viên. Từ đó, tác phẩm phim hình thành và được ra mắt với khán giả. Vậy kịch bản phim là gì?

Kịch bản phim (hay còn gọi screenplay hoặc script) là tài liệu viết mô tả toàn bộ mọi chi tiết về câu chuyện trong một bộ phim, bao gồm: Cảnh quay, lời thoại của nhân vật đến những hành động diễn ra. Kịch bản không chỉ kể một câu chuyện mà còn là bản thiết kế kỹ thuật chứa đựng mọi thông tin cần thiết để thực hiện quay phim. 

Khi đạo diễn sản xuất phim, họ thường dựa trên hướng dẫn từ kịch bản để truyền tải đúng nội dung, ý tưởng của biên kịch. Ngoài ra, kịch bản cũng có vai trò quan trọng trong việc thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư hoặc nhà sản xuất, để có thể đưa tác phẩm lên sân khấu hoặc màn ảnh.

Phân loại kịch bản

Có nhiều loại kịch bản khác nhau, tùy thuộc vào loại tác phẩm nghệ thuật mà nó được sử dụng. Dưới đây là một số loại kịch bản phổ biến:

  • Kịch bản phim: Sử dụng cho phim điện ảnh và phim truyền hình, thường bao gồm các phần là diễn biến cốt truyện, mô tả các nhân vật trong câu chuyện, hành động và lời thoại của các nhân vật.
  • Kịch bản vở kịch: Loại này được sử dụng cho các vở kịch biểu diễn trên sân khấu với cấu trúc tương tự như kịch bản phim.
  • Kịch bản chương trình truyền hình: Sử dụng cho các chương trình truyền hình, bao gồm phim truyền hình, chương trình thực tế và chương trình hài kịch với cấu trúc kịch tương tự kịch bản phim.
  • Kịch bản quảng cáo: Sử dụng cho quảng cáo truyền hình và radio với các phần bao gồm thông điệp quảng cáo, nhân vật, hành động và lời thoại của các nhân vật.

Đặc điểm của kịch bản là gì?

  • Mô tả sự kiện, hành động và tương tác giữa các nhân vật hoặc yếu tố khác trong tác phẩm hoặc dự án. Điều này bao gồm cả việc mô tả đoạn hội thoại và cảnh quay.
  • Cung cấp các chỉ dẫn về cách diễn viên diễn xuất, bao gồm thực hiện hành động, nói lời thoại và thể hiện tình cảm của nhân vật. Những chỉ dẫn này giúp đạo diễn hoặc người dẫn dắt hiểu cách thực hiện một cách chính xác.
  • Cấu trúc đoạn hội thoại rõ ràng với tên của nhân vật đi kèm với lời thoại của họ. Diễn viên sẽ biết ai đang nói và lời thoại của họ trong từng tình huống. Điều này làm cho diễn xuất trở nên tự nhiên.
  • Chứa các chỉ dẫn kỹ thuật về cách quay cảnh, sử dụng ánh sáng, âm thanh và các yếu tố khác để tạo ra hiệu ứng tốt nhất. Những chỉ dẫn này giúp đội ngũ sản xuất thực hiện công việc một cách chính xác.
  • Xác định thời gian và địa điểm diễn ra cảnh quay, tạo nên bối cảnh và không gian cho câu chuyện.
  • Nêu rõ mục tiêu hoặc thông điệp của tác phẩm hoặc dự án, giúp đạo diễn hoặc người thực hiện hiểu rõ mục đích và hướng dẫn việc sáng tạo.

Tham khảo thêm: Học Biên Kịch Ở Đâu? Các Tiêu Chuẩn Quan Trọng Khi Chọn Khóa Học Biên Kịch

Những nguyên tắc vàng khi xây dựng kịch bản là gì?

Việc viết kịch bản phim đòi hỏi người biên kịch cần tuân theo một số nguyên tắc cơ bản để tạo ra một tác phẩm hấp dẫn và thú vị. Dưới đây là một số nguyên tắc vàng bạn nên biết nếu muốn theo nghề:

  • Viết nội dung ngắn gọn: Dù đây là kịch bản phim ngắn hay phim dài tập, thường càng ngắn và súc tích thì càng tốt. Hãy làm cho mỗi từ, mỗi cảnh, và mỗi lời thoại đóng góp vào việc diễn đạt ý nghĩa của câu chuyện.
  • Kết hợp sáng tạo với hiện thực: Không nên sa vào viết kịch bản chỉ dựa trên những ý tưởng trừu tượng và không thực tế. Kịch bản cần phải phản ánh thực tế và cố gắng kết hợp sáng tạo với những yếu tố có thể thực hiện.
  • Lấy hình ảnh để kể chuyện: Trong điện ảnh, hình ảnh rất quan trọng. Sử dụng mô tả hình ảnh mạnh mẽ để truyền đạt tốt hơn ý tưởng và cảm xúc của câu chuyện.
  • Nắm bắt các khoảnh khắc giá trị: Hãy xem xét những khoảnh khắc quan trọng trong câu chuyện mà bạn muốn người xem nhớ đến. Đó là những khoảnh khắc có thể tạo ấn tượng mạnh mẽ.
  • Kể chuyện bằng cảm xúc: Hãy cố gắng tạo ra kịch bản mà chạm đến cảm xúc của khán giả. Sử dụng lối kể chuyện đầy cảm xúc và tập trung vào thông điệp và giá trị mà bạn muốn truyền tải.
  • Chọn lọc các chi tiết cũ một cách khôn ngoan: Sáng tạo không nên đồng nghĩa với việc sử dụng các chi tiết cũ rích mà không có sự sáng tạo. Hãy chọn lọc những chi tiết mà thực sự có ý nghĩa và kết nối hợp lý với câu chuyện.

Cách trình bày kịch bản chuẩn Hollywood

Dưới đây là một tóm tắt về cách trình bày kịch bản theo chuẩn Hollywood:

Bước 1: Sence Heading (Tiêu đề phân đoạn)

Phần này mô tả địa điểm và thời gian cụ thể. Tiêu đề viết hoa và được tóm tắt trong một dòng. Ví dụ: “INT. POLICE STATION – NIGHT” để cho biết cảnh xảy ra trong đồn cảnh sát vào ban đêm.

Bước 2: Action Lines (Phần mô tả)

Phần này miêu tả hành động của nhân vật, chuyển động và môi trường. Action Lines thường viết ở thì hiện tại và có thể sử dụng định dạng in hoa, in nghiêng hoặc gạch dưới để nhấn mạnh.

Bước 3: Nhân vật

Mỗi nhân vật cần được giới thiệu trước khi họ nói. Tên nhân vật viết hoa, và thông tin như tuổi tác, tính cách, diện mạo có thể đi kèm để phác họa hình ảnh của nhân vật. Ví dụ: “THIÊN ÂN (20, tóc đen bóng, lông mày cong đều.”

Bước 4: Thoại

Thoại xuất hiện khi nhân vật nói trong kịch bản. Tên người nói viết hoa ở trên dòng, và hội thoại nằm giữa trang. Có thể sử dụng các từ viết tắt như V.O. (voiceover) nếu là thoại thuyết minh, O.S. (off screen) hay O.C. (off camera) nếu nhân vật không xuất hiện trong cảnh. Nếu hội thoại chuyển sang trang kế tiếp, thêm CONT’D (continued) vào cuối trang.

Bước 5: Chú giải

Phần cuối cùng, chú giải (parentheticals) được sử dụng để giải thích cách nhân vật nên trình bày hoặc hành động trong thoại. Chú giải có thể được viết sau tên nhân vật hoặc trong đoạn thoại.

Tham khảo thêm: Cấu Trúc 3 Hồi Là Gì? Cách Ứng Dụng Trực Tiếp Vào Viết Kịch Bản

15 yếu tố định dạng của kịch bản

Dưới đây là 15 yếu tố định dạng quan trọng trong kịch bản phim và truyền hình:

  • Lề trang: Để lề 1,5 inch bên trái, lề 1 inch bên phải, và 1 inch khoảng trắng ở đầu và cuối trang.
  • Phông chữ phù hợp: Sử dụng phông chữ Courier cỡ 12, phù hợp với tiêu chuẩn ngành.
  • Trang tiêu đề: Bao gồm tiêu đề, tên tác giả, thông tin liên hệ và phần trình bày (nếu có) trên trang tiêu đề riêng biệt.
  • Số trang: Đánh số tất cả trang ngoại trừ trang đầu tiên.
  • Tên nhân vật: Khi nhân vật nói, tên của họ viết bằng chữ in hoa, căn giữa trang và thụt vào 3,7 inch tính từ cạnh trái.
  • Lời thoại: Lời thoại được căn giữa trang và đặt bên dưới tên nhân vật. Mỗi khối hội thoại phải được thụt vào 2,5 inch từ lề trái.
  • Lồng tiếng: Khi nhân vật nói bằng giọng lồng tiếng, sử dụng ký hiệu “VO” bên cạnh tên của họ.
  • “Ngoài màn hình” hoặc “ngoài camera”: Để biểu thị các nhân vật có thể nghe được ngoài màn hình, sử dụng “OS” (ngoài màn hình) trong kịch bản phim và “OC” (ngoài camera) trong kịch bản truyền hình.
  • Mô tả cuộc đối thoại: Mô tả này được đặt trong ngoặc đơn và đặt trên đoạn lời thoại tương ứng.
  • Dòng hành động: Mô tả hành động được căn giữa trang và không bao giờ được đặt trong dấu ngoặc đơn.
  • Giới thiệu nhân vật phù hợp: Tên nhân vật phải viết hoa khi xuất hiện lần đầu trong kịch bản, bất kể vai trò của họ.
  • Tiêu đề cảnh (slug lines): Tiêu đề cảnh được viết hoa toàn bộ và căn trái trên trang.
  • Vị trí: Tiêu đề cảnh luôn đặt trước “EXT.” cho “ngoại thất” hoặc “INT.” cho “nội thất.”
  • Chuyển tiếp: Các hướng dẫn như “FADE OUT” hoặc “BLACKOUT” viết hoa toàn bộ và căn lề phải.
  • Chỉ dẫn camera tối thiểu: Không bao gồm hướng dẫn về camera hoặc ánh sáng trừ khi thực sự cần thiết, vì điều này thuộc về đạo diễn và nhóm chụp ảnh.

Phần mềm viết kịch bản hiệu quả

Phần mềm viết kịch bản là một công cụ quan trọng cho các nhà biên kịch để kịch bản tự động định dạng với cấu trúc chuẩn xác nhất. Trong số những phần mềm được ưa chuộng hiện nay như Fade In, Celtx,… thì Final Draft là một phần mềm tiêu chuẩn được ưa chuộng phổ biến trong ngành công nghiệp này.

Final Draft cung cấp nhiều mẫu kịch bản, bao gồm kịch bản đặc tả và kịch bản quay, phục vụ cho cả phim và truyện kịch. Điều này giúp nhà biên kịch tuân thủ các quy tắc định dạng chính xác của từng loại kịch bản mà họ đang làm việc. Phần mềm này cũng cung cấp các tập lệnh hữu ích để định dạng một cách chính xác các ví dụ cụ thể.

Điểm đáng chú ý của Final Draft là khả năng tự động định dạng kịch bản để mỗi trang tương đương với khoảng một phút thời gian trên màn hình. Điều này rất hữu ích để ước tính thời lượng của tác phẩm và thực hiện theo thời gian.

Học viết kịch bản hấp dẫn, thú vị với khóa học ngắn hạn

Biên kịch là người đóng vai trò quan trọng sau thành công của mỗi tác phẩm phim. Nhiệm vụ của biên kịch là tạo nên những câu chuyện hấp dẫn, độc đáo, đầy kịch tính và dễ dàng tiếp cận với khán giả cũng như nhà đầu tư. Muốn thế, bạn cần nắm rõ quy trình sản xuất, cách tưởng tượng, kể câu chuyện cũng như cách tạo nên tư duy chiều sâu cho từng đoạn đối thoại,… Đi kèm đó là loạt kỹ thuật giữ bí mật, tạo bất ngờ, cú twist,…nhằm tạo nên một kịch bản chất lượng.

Vậy bạn có thể học được những kiến thức về viết kịch bản này ở đâu?

Đến với [KHÓA HỌC BIÊN KỊCH] của NSƯT Bùi Tuấn Dũng, đạo diễn nổi tiếng của Hãng Phim Truyện Việt Nam, bạn sẽ nhận được sự chỉ dẫn chi tiết và thực tế nhất để làm nghề. 

NSƯT Bùi Tuấn Dũng có kinh nghiệm 23 năm làm nghề đạo diễn, biên kịch và hợp tác cùng nhiều đơn vị lớn như VTV, HTV, VTC, TV Plus, TFS, VFC, FPT, Tincom media, IB group,… Ông đã từng sản xuất nhiều tác phẩm phim xuất sắc như: Đường Lên Điện Biên, Bình Minh Phía Trước, Đường Thư, Hà Nội Hà Nội, Những Người Viết Huyền Thoại,… và giành được loạt giải thưởng lớn bao gồm: Bông Sen Vàng, Cánh Diều Vàng, Cánh Diều Bạc,…

Đặc biệt, đạo diễn đã từng đóng vai trò biên kịch cho rất nhiều bộ phim. Ông bán được kịch bản làm phim ngay từ khi còn đang đi học và nhận được nhiều sự đánh giá cao. Một số bộ phim NSƯT Bùi Tuấn Dũng đóng vai trò làm biên kịch là: Bình Minh Phía Trước, Vũ Điệu Tử Thần, Vòng Tròn Cạm Bẫy,… Với kinh nghiệm dày dặn của mình, đạo diễn hứa hẹn sẽ mang đến những kiến thức hữu dụng nhất, bao gồm cách tưởng tượng và đưa ý tưởng lên trang giấy, cách kể câu chuyện thú vị và gây tò mò,….

Việc hiểu, nhận thức và ứng dụng được các kiến thức, kỹ năng trong khóa học sẽ giúp bạn thực sự bước chân vào nghề. Đặc biệt, học viên xuất sắc trong khóa học còn có cơ hội tham gia đoàn làm phim của NSƯT Bùi Tuấn Dũng để trải nghiệm, trau dồi.

Như vậy, thông tin trên đã giải đáp cho câu hỏi kịch bản là gì cũng như những nguyên tắc quan trọng khi viết kịch bản. Đây là quá trình cần sự am hiểu, tập trung và sáng tạo để tạo nên câu chuyện hài hòa, thú vị và ý nghĩa. Điều này đòi hỏi người biên kịch phải thực sự “vững” tay nghề.  Và đăng ký khóa học biên kịch của NSƯT Bùi Tuấn Dũng sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời giúp bạn tạo nên kịch bản có thể trở thành tác phẩm phim!

Chào mừng bạn đến với Filmmaking! Tôi là Huyền Khánh, một sinh viên trường Sân Khấu Điện Ảnh. Nghệ thuật luôn tồn tại xung quanh chúng ta và không dành riêng cho bất kì một ai. Vì thế nên tôi ở đây, chia sẻ cho các bạn những kiến thức hữu ích về nghề mà tôi có được trong suốt hành trình của mình.